21/12/2017 22:28
giải đáp thắc mắc về xin giấy phép quảng cáo trên xe ô tô
Quảng cáo trên phương tiện giao thông ngày càng trở thành một kênh quảng cáo được ưa chuộng bởi bởi những hiệu quả về mặt truyền thông mà nó mang lại cũng như phù hợp với lối sống ưa dịch chuyển của người Việt. Nhưng những vấn đề xung quanh về việc xin giấy phép quảng cáo trên xe khiến nhiều doanh nghiệp còn chưa thực sự mặn mà với hình thức này.
- Những mặt hàng bị cấm dán quảng cáo trên xe ô tô theo luật định.
- 3 Lý do chủ xe nên tham gia cộng đồng quảng cáo trên xe ô tô cá nhân.
Có cần xin cấp phép quảng cáo trên xe?
Câu trả lời là không bởi từ năm 2013, thủ tục xin giấy phép quảng cáo trên xe tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được bãi bỏ: “Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 bãi bỏ việc cấp Giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, băng-rôn, màn hình đặt nơi công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác thay bằng thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn. Vì vậy, theo quy định của Luật Quảng cáo thì không thực hiện thu lệ phí đối với thủ tục tiếp nhận nội dung thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo và băng-rôn."
Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn phải xin phép quảng cáo trên xe ô tô thông qua việc gửi ấn phẩm (market quảng cáo) để sở VHTT & Du lịch thông qua với trình tự như sau:
-
Trước khi triển khai chiến dịch quảng cáo 15 ngày,doanh nghiệp gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên xe lên sở.
-
Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ quảng cáo nếu cơ quan không có phản hồi gì thì có nghĩa doanh nghiệp được phép thực hiện quảng cáo còn trong trường hợp ngược lại thì cần có phản hồi lại với doanh nghiệp bằng văn bản và nêu rõ lý do tại sao không được phép quảng cáo.
Quảng cáo trên xe phải tuân thủ những điều gì?
►► Dán quảng cáo trên xe ô tô cá nhân - tại sao không..?
Doanh nghiệp quảng cáo tuy không cần xin phép quảng cáo trên xe nhưng phải tuân thủ điều 32 của Luật quảng cáo quy định như sau:
-
Không dán quảng cáo ở mặt trước, mặt sau, trên nóc của phương tiện giao thông. Bởi việc dán quảng cáo sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn của người tham gia giao thông mà một trong những nguyên nhân của các vụ tai nạ giao thông là việc người lái xe bị phân tâm, mất tập trung, chú ý bởi mải nhìn theo các hình ảnh quảng cáo.
-
Decal quảng cáo không dán quá 50% diện tích mỗi mặt cho phép quảng cáo, điều này dựa trên việc đảm bảo sao cho logo, biểu trưng, biểu tượng của nhãn xe không bị che lấp bởi hình ảnh quảng cáo. Đó cũng là lí do tại sao hiện tại, quảng cáo trên xe taxi chỉ được phép dán ở cánh sau của xe để tên nhãn hiệu taxi không bị mất trong khi với quảng cáo trên xe ô tô cá nhân, decal có thể được dán kín 2 bên cánh cửa xe.
-
Để hỗ trợ tốt các cơ quan thẩm quyền thực hiện được nhiệm vụ giám sát, quản lí các xe đang hoạt động trên thị trường thì luật cũng yêu cầu biểu trưng, biểu tượng logo hãng cần tuân thủ quy định của pháp luật về luật giao thông.
Chế tài xử phạt nếu vi phạm?
Chủ xe sẽ bị xử phạt tối thiểu 2 triệu và tối đa là 5 triệu nếu vi phạm luật quảng cáo khi dán ở mặt trước, mặt sau, trên nóc phương tiện hoặc dán quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo.
Như vậy, theo luật mới, thủ tục xin giấy phép dịch vụ quảng cáo trên xe ô tô cá nhân hiện đã không còn phần nào bớt đi gánh nặng về các quy trình, giấy tờ hành chính giúp các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu quảng bá thương hiệu đúng thời gian, tiết kiệm công sức, tiền bạc so với quy trình cũ.
--------------------
driVadz - CỘNG ĐỒNG QUẢNG CÁO TRÊN XE CÁ NHÂN
Hotline 1800.6825
>>> Truy cập để hiểu thêm về dịch vụ quảng cáo trên xe ô tô của driVadz
>>> Truy cập để hiểu thêm về dịch vụ quảng cáo trên xe máy của driVadz
>>> Truy cập để biết thêm về các chiến dịch quảng cáo trên xe cá nhân của driVadz
>>> Truy cập để biết thêm các thông tin trên driVadz Facebook
>>> Truy cập để tham gia vào cộng đồng chủ xe quảng cáo trên ô tô, xe máy của driVadz
>>> Truy cập để xem thêm các Video trên driVadz Youtube
>>> Truy cập để biết thêm các thông tin trên driVadz Linkedin
>>> Truy cập để xem thêm các hình ảnh quảng cáo trên xe cá nhân trên driVadz Instagram
>>> Truy cập để biết thêm các thông tin trên driVadz Pinterest